Sơ mi chắc chắn là sản phẩm phổ biến bậc nhất và sẽ không bao giờ mất đi vì tính dễ ứng dụng, đa dạng về chất liệu, màu sắc và kiểu dáng. Có thể thấy sơ mi hiện diện khắp mọi nơi, từ chốn công sở cho đến đường phố tấp nập hoặc những sự kiện sang trọng, nhưng sự ra đời và phát triển của nó không phải ai cũng biết.

Áo sơ mi (bắt nguồn từ tiếng Pháp: chemise) là loại hàng may mặc bao bọc lấy thân mình và hai cánh tay của cơ thể. Mẫu áo sơ mi lâu đời nhất trên thế giới được ghi nhận là một dòng áo bằng vải lanh trong khoảng thời gian Ai Cập Cổ Đại thuộc Vương triều thứ nhất ở Tarkan cách đây 3000 năm. Bắt đầu từ trước thời Trung Cổ, sơ mi đã tồn tại như một loại trang phục hàng ngày, tuy nhiên trong thời kì này người ra chỉ mặc sơ mi như một thứ nội y của nam giới. Chiếc áo sơ mi lúc đó chỉ dành cho những tầng lớp thấp kém, họ không có áo khoác mặc bên ngoài như một sự thể hiện địa vị. Đây là thời kì mà sơ mi không có cổ và khuy áo, phía thân trên của áo thường được thiết kế theo kiểu khoét cổ và có các đường dây để buộc lại. Người ta mặc áo sơ mi bằng cách chui qua đầu giống áo phông ngày nay.Áo sơ mi trước thời kì Trung Cổ

Sau đó bước vào thời kì Trung Cổ, sơ mi có thêm một chiếc cổ áo (thường có dạng bèo nhún) đi kèm và có thể tháo rời.

Áo sơ mi thời Trung Cổ

Mãi cho đến thế kỷ thứ 18, áo sơ mi mới được sử dụng như một trang phục mặc ngoài, chiếc cổ áo được thiết kế gắn liền với thân áo và được trang trí bằng cách thêu thêm ren hoặc thêu hoa. Sau đó, chiếc cổ áo cũng được thiết kế nhỏ hơn một lần nữa. Trong suốt một thời kì dài, áo sơ mi không được sản xuất hàng loạt trong các nhà máy. Những chiếc áo sơ mi phù hợp với nam giới thường được đặt tại các thợ may riêng hoặc là do người phụ nữ trong gia đình may. Khoảng đầu thế kỉ 19, áo sơ mi được thiết kế tương đối đơn giản, nhưng đến giữa thế kỷ thứ 19, áo sơ mi đã bắt đầu được thiết kế theo hình dáng cơ thể, chiếc cổ áo cố định đã dần biến mất, đặc biệt người ta đã chú ý thiết kế ra những chiếc sơ mi với nhiều màu sắc khác nhau dành cho những hoạt động khác nhau như khi chơi thể thao hay khi lao động. Cho đến giữa thế kỷ thứ 19, áo sơ mi trắng vẫn được coi như một biểu trưng của sự thịnh vượng.

Sơ mi trong thế kỉ 18,19

Đến thế kỷ 20, chiếc áo sơ mi đã bước vào cuộc cách tân táo bạo: loại bỏ chiếc cổ bèo, hàng cúc áo ra đời và dần thịnh hành, đánh dấu bước tiến về mặt thẩm mĩ, thời trang của áo sơ mi. Đây cũng là dấu mốc đánh dấu sự ra đời của áo sơ mi cộc tay trẻ trung và tươi mới. Tất cả những điều đó dẫn chúng ta đến ánh sáng rực rỡ của sự lựa chọn quyến rũ mà những người đang khoác lên mình chiếc áo che giấu.

Năm 1924: Bắt đầu xuất hiện thuật ngữ “công nhân cổ xanh”. Màu áo sơ mi của một người đề cập lên địa vị xã hội của họ tại thời điểm đó. “Cổ trắng” để nói tới tầng lớp có địa vị xã hội cao hơn, họ sở hữu áo màu trắng vì ít khi để áo sơ mi của mình bị bẩn.

Thập niên 1950: Sự phối hợp giữa áo sơ mi ngắn tay với caravat đã phát triển thành rộng rãi, được các chuyên gia tại NASA và nhân viên văn phòng thế hệ mới ưa chuộng. Thập niên 1960, chiếc túi áo ngực bắt đầu xuất hiện và trở nên ngày càng phổ biến đến ngày nay.

Áo sơ mi trong những năm 50 với caravat và năm 60 với túi ngực

Áo sơ mi ngày nay là thành quả của cả quá trình dài thay đổi và phát triển, lịch sử dài không kém các loại trang phục khác. Áo sơ mi không còn là đặc quyền thời trang dành riêng cho nam giới. Những biến thể trong thiết kế và phong cách là vô tận. Chiếc cổ áo cũng có nhiều thay đổi với những đường cắt và kích thước khác nhau tùy thuộc vào các xu hướng và thị hiếu thời trang. Các loại vải để may áo sơ mi cũng ngày càng đa dạng hơn.Sơ mi ngày nay

Với những ưu thế vượt trội, những chiếc sơ mi luôn song hành cùng guồng quay thời trang hiện đại, mang đến cho người mặc vẻ đẹp hiện đại, sang trọng mà lịch sự. Và vì lẽ đó, những chiếc sơ mi chắc chắn sẽ là những sản phẩm bền vững và trường tồn cùng thời gian.